Tư vấn ngay
Giờ làm việc
Mở cửa - 9:00 sáng
Giờ đóng cửa - 18:00 tối
(Hoạt động kể cả chủ nhật, lễ, tết)

Ruộng Bậc Thang Đông Tây Bắc - Một Kiệt Tác Từ Bàn Tay Người Lao Động Dân Tộc Thiểu Số.

Với địa hình ¾ là núi. Ở nước ta không khó để nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang ở các địa điểm như: Bản Cát Cát( Sa Pa), Bản Tả Van( Sa Pa), Hoàng Su phì, Mù Căng Chải( yên Bái), Thung Lũng Tú Lệ…. Vậy để tạo nên những ruộng bậc thang kì vĩ say đắm lòng người, tạo ra sản phẩm du lịch miền núi thú vị người dân tộc vùng cao đã làm như thế nào.

RUỘNG BẬC THANG – KIỆT TÁC TỪ BÀN TAY NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ruộng bậc thang là cách thức canh tác trên các triền núi cao, dốc. Việc đầu tiên đặt nền móng cho việc khai hoang một thửa ruộng bậc thang là tìm nguồn nước. Ruộng bậc thang ở các nước trên thê giới sử dụng hệ thống bơm cao áp phức tạp để đưa nước lên đỉnh đồi. Ở Việt Nam, những người dân tộc miền cao đã chọn cách đơn giản nhưng đầy trí tuệ để dẫn nước về ruộng cùng với mong muốn chung sống hòa bình với thiên nhiên và tạo nên sản phẩm du lịch miền núi độc đáo

Với địa hình ¾ là núi. Ở nước ta không khó để nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang ở các địa điểm như: Bản Cát Cát( Sa Pa), Bản Tả Van( Sa Pa), Hoàng Su phì, Mù Căng Chải( yên Bái), Thung Lũng Tú Lệ…. Vậy để tạo nên những ruộng bậc thang kì vĩ say đắm lòng người, tạo ra sản phẩm du lịch miền núi thú vị người dân tộc vùng cao đã làm như thế nào.

Tìm nguồn nước như thế nào???

Việc quan trọng nhất để tạo được thửa ruộng bậc thang là tìm nguồn nước. Người đi khai phá phải men theo các sườn đồi, nơi có đất ẩm, giáp với những con suối to có mạch nước ngầm đủ nước để dẫn về ruộng.

Tìm được nguồn nước, người Mông bắt đầu làm những con mương để dẫn nước vào ruộng. Người Mông không xây mương bê tông mà chủ yếu đào mương đát. Mương to hay nhỏ tùy theo lượng nước cần dùng cho ruộng. Nếu địa hình có quá nhiều đá, không đào mương được thì người Mông phải dùng ống tre để dẫn nước.

Bạn có thắc mắc lý do vì sao mà nước luôn về đều dù ruộng bậc thang có nhiều tần tầng lớp lớp. Đặc biệt là mùa mưa lũ, lượng mưa lớn nước vẫn về đều đều không rửa trôi hết màu mỡ, phì nhiêu của đất. Điều đặc biệt ở đây là người Mông rất tài tình trong việc điều tiết nước ở đầu nguồn. Người dân tộc Mông sẽ kê một hòn đá giống như cái cổng, chỉ cho lượng nước vừa đủ chảy qua, hoặc họ sẽ tách nước suối bằng ống tre. Vì vậy, dù nước có to, lũ lụt nhưng nước chỉ vọt qua cái ống đấy, chảy đều thôi. Người Mông chỉ cần một ống tre như thế, xong người ta đắp hết tất cả, chỉ thoát ra cái ống đấy thôi. Có mưa to mấy thì nước cũng không to.

Đắp bờ cho ruộng bậc thang ra sao?

Đắp bờ giữ nước cho các thửa ruộng bậc thang với độ chênh lên tới 45độ là cả một bài toán khó với người của dân tộc khác. Nhưng với kinh nghiệm của người Mông thì việc này chở lên đơn giản theo cách sau: Đối với những vùng đất quá dốc, họ sẽ khai phá từ trên xuống dưới. Bờ đắp phải bằng phẳng. Đất để đắp bờ không bao giờ được lấy đất xốp. Họ dùng những miếng đất cục to, thậm chí là đá để kè bờ. Sau đó tiếp tục cuốc đến chỗ đất thịt lại xếp lên. Cứ như vậy cho đến khi đủ cái bờ để cho con trâu nó kéo là có thể chấp nhận được. Nói vậy thôi, chứ đắp được bờ cho những ruộng bậc thang là cả một kỳ công. Nhiều khi cả xóm tập trung lại làm cho một gia đình.

Việc tiếp theo là san phẳng đất và tạo độ mùn, xốp cho lớp đất mặt.

Đối với những vùng đất quá dốc, người Mông sẽ khai khẩn từ trên xuống dưới, từ từng thửa một. Còn nều ở khu đất bằng, có những bãi lầy thì người ta sẽ chặt cây rừng, đem đót tại ruộng, ủ cho thối mục tạo màu cho đất rồi khai từ dưới lên trên. Sau khi đắp bờ xong, người ta đào phần đất màu mỡ của ruộng lên sau đó rải lớp đất xấu xuống dưới, tiếp tục là lớp đất thịt và cuối cùng rải lớp đất màu mỡ lên trên. Cuối cùng để tạo thêm chất dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất người Mông rải phân ngựa, trâu, bò xuống ruộng ngâm nước cho ải. Như vậy là đã có khoảng đất tốt để cấy lúa.

Nói thì đơn giản vậy. Nhưng để tạo ra được một thửa ruộng bậc thang có thể trồng lúa thì người Mông đã bỏ không biết bao công sức để tạo ra. Cùng với mong muốn sồng hòa vào thiên nhiên những thửa ruộng bậc thang đã trở thành những điểm du lịch thú vi thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan và trải nghiệm công trình vĩ đại này. Có 2 thời điểm tham quan ruộng bậc thang đẹp nhất đó là: Mùa nước đổ và mùa lúa chín tại các điểm du lịch: Du lịch Mù Cang Chải, Thung lũng Tú Lệ, Du lịch Sa Pa, Hoàng Su phì, Bản Cát Cát, Bản Tả Van…

Các khu ruộng bậc thang giờ đây không chỉ là nơi canh tác của người dân tộc miền núi mà nó đã trở thành một sản phẩm du lịch miền núi thu hút khách du lịch. Trong vài năm gần đây, các lễ hội tôn vinh vẻ đẹp của các ruộng bậc thang được diễn ra nhằm gìn giữ và bảo tồn tri thức dân gian đặc biệt này. Các lễ hội đó là: Bay trên vùng di sản, bay trên mùa vàng, chơi hôi mùa lúa chín.

 

Bình luận
Gửi ảnh Gửi
Chưa có bình luận
Mới nhất Quan tâm nhất
0 30 1
facebook youtube twitter Linkedin Email