Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang
Du lịch Hà giang những năm gần đây đã mang lại rât nhiều những lời khen ngợi, sự thôi thúc khám phá của khách hàng trong và ngoài nước.
Hành trình thăm quan 4 – 5 Ngày, bạn có thể đi thêm ngày để có nhiều trải nghiệm khác nhau nhé.
Bến xe Hà Giang,
Từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe bus lên Thành Phố Hà giang. Với xe bus hiện tại thì những nhà xe như Bàng Phấn, Hữu Nghị đều đón tại Mỹ đình vào Giờ sáng và chiều tối.
Bạn nên đi chuyến sáng sớm để ngắm được đường đi lên, Sau đoạn Tuyên Quang là có nhiều rừng rúi và sông với cảnh rất hùng vĩ, một bên Sông Lô, bên kia vạt núi.
Đến Bến xe Hà Giang sau 6 tiếng trên đường, Bạn nên dành 1 đêm để nghỉ ngơi, hiện tai có nhiều homestay ở Hà giang lắm. Hoặc khách sạn, nhà nghỉ ở đây giá rât hợp lý tầm dưới 300 là có thể có phòng rồi, Bạn có thể dành thời gian để thuê xe máy tranh thủ để chạy thăm thành phố Địa đầu tổ quốc
Bạn nên:
- Chụp ảnh ở cột mốc số 0
- Thăm công viên Thanh niên
- Đi vòng cầu Yên biên 1, quan khu đường chân núi
- Thăm chợ Hà Giang
- Ăn Ốc trên đường trần phú
- Bảo tàng Cao nguyên Đá Hà Giang
- Tối có thể đặt ăn tại nhà thuyển nổi sông Lô
Thành Phố Hà Giang: Chắc hẳn bạn đang ở một nơi nào đó thật xa lạ, nhưng người Hà Giang rât thân thiện, và đêm hôm qua chắc bạn đã thăm quân hết toàn thành phố nhỏ xinh đẹp. Sẵn sàng hành lý cho hành trình từ sớm nhé, nếu thời tiết nắng vào mùa khô nên đi sớm, sau khi ăn bún cá, bún lòng, xôi … là có thể lên đường được rồi,
Bạn nên mua thêm đồ tại Siêu thị mini trên thành phố Hà Giang, có thể mua xôi gà rồi lên gần Quảng Bạ ăn nhắm cảnh núi đồi.
Núi Đôi Quản Bạ:
Sự tích Núi đôi (Núi cô tiên)Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.
Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Mời các bạn cùng đến với núi Cô Tiên và cũng ngắm núi Cô Tiên qua ống kính của các nhà nhiếp ảnh ở những thời điểm, góc độ khác nhau và cùng lắng nghe bài hát "Hát về Quản Bạ quê tôi". Tiếp tục hành trình, bạn sẽ đến Phố cổ đồng văn, có thể đặt phòng trước nếu tối về đây ngủ. Ngoài một số nhà nghỉ nhỏ giá 200.000 (Không ăn sáng nhé), ngoài ra những khách sạn to như Hoa cương thì hơi đắt 800.000 đ/ phòng 2 người ngày thường.
Phố Cổ Đồng Văn:
Khu phố cổ nằm ở trung tâm của thị trấn Đồng Văn nhỏ bé, lọt thỏm giữa bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Chỉ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau dưới núi đá cũng làm cho phố cổ trở nên rộn ràng và kỳ ảo. Bức tranh phố cổ được pha trộn từ màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ.
Được hình thành từ đầu thế kỷ 20, ban đầu chỉ có vài gia đình người Mông, Tày, Hoa sinh sống nhưng dần dần nơi đây có thêm nhiều cư dân địa phương khác tìm đến.
Kiến trúc phổ biến là nhà hai tầng trình tường, lợp ngói âm dương, trước cửa nhà còn có đèn lồng treo cao của người Hoa.
Và lối kiến trúc chợ Đồng Văn được xây bằng đá khi người Pháp đến chiếm đóng.
Từ trên cao du khách nhìn xuống sẽ thấy bên ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói là hai dãy phố cổ chạy vào chân núi. Bao gồm khu dân cư của người Tày và hàng chục ngôi nhà cũ dựng bởi những người thợ ở Tứ Xuyên sang làm thuê, đây được xem là một phần quan trọng của phố cổ Đồng Văn.
Đặc biệt, từ năm 2006, huyện Đồng Văn đã tổ chức "Đêm phố cổ" vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Nên vào những dịp này du khách sẽ thấy trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ, tổ chức một số hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc như trưng bày thổ cẩm, trình diễn và bày bán các món ăn truyền thống như những người Hội An.
Đến với phố cổ Đồng Văn du khách như bước vào một mô hình thu nhỏ của phố cổ Hà Nội. Với những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ mà không bắt trước một con phố nào.
Mèo Vạc:
Xôi và thắng cố là hai món nổi tiếng nơi đây, Khi có cơ hội đặt chân đến Mèo Vạc, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng tại vùng đất này như: Thắng cố ở chợ phiên Mèo Vạc, Xôi màu, cải xanh,…
Đừng quên ghé thắm chợ tình Khấu vai nhé:
Chợ phiên Mèo Vạc và lịch sinh hoạt
- Chợ Trung tâm – Chợ Mèo Vạc họp sáng Chủ nhật hàng tuần
- Chợ Niêm Sơn – Họp 5 ngày một phiên
- Chợ Khau Vai – Họp vào sáng các ngày mùng 2, 7, 12, 17,22, 27 (âm lịch) trong tháng và 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch.
- Chợ Sủng Trà – Họp vào ngày thứ 7 hàng tuần
- Chợ Lũng Pù
- Chợ Tát Ngàn
- Chợ Nậm Ban
- Chợ Xín Cái
- Chợ Sơn Vĩ – Họp vào sáng chủ nhật
- Chợ Thượng Phùng
Mùa khèn tại Chợ tình Khấu vai:
Những Cô Gái Mông Trong Trang Phục ngày hội.
Thăm quan Tứ đại Đỉnh đèo của Việt Nam – Mã Pì Lèng sau đó dừng chân chụp ảnh sông Nho quế với nước xanh như ngọc bích, không thể có những bức hình hấp dẫn hơn nơi đây, hi vọng bạn sẽ chọn đúng thời điểm chiều tà khi hoàng hôn buôn xuống để thấy rõ dòng sông như sợi kẻ chỉ phía dưới nhé.
Cột cờ Lũng Cũ
Cột cờ Lũng Cú là một trong số các cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng (Long Sơn), có tọa độ 23°21’49’’ vĩ bắc, 105°18’58’’ kinh đông, nơi điểm cực bắc Việt Nam (theo số liệu địa lý đo đạc được, điểm cực bắc còn nằm cách khoảng 2km nữa, nhưng trước nay cột cờ Lũng Cú vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia, tọa lạc ở vị trí đắc địa nhất trong vùng).
Từ bãi đỗ xe giữa lưng chừng núi, du khách chinh phục 286 bậc đá lên độ cao 1.700m, đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2 (tượng trung cho 54 dân tộc anh em) tung bay mà lòng ai cũng thấy tự hào.
“Lũng” trong tiếng H’mông là ngô, Lũng Cú là thung lũng ngô, sở dĩ có tên như vậy, đơn giản vì nơi đây có những cánh đồng lớn đều trồng ngô và ngày nay còn trồng rất nhiều cây tam giác mạch và mùa hoa đã trở thành Lễ hội hoa tam giác mạch của Hà Giang.
Có nhiều cách giải thích khác mang màu sắc huyền thoại về ngọn núi Lũng Cú, hay còn gọi là núi Rồng, núi Long Cư, tức nơi rồng thiêng từng cư ngụ.
Tuy nhiên có một cách giải thích khác, Lũng Cú đọc chệch tiếng Hán sang tiếng H’mông từ “Long Cổ”, tức trống của nhà vua. Lịch sử chép rằng sau khi đại phá quân Minh, vua Lê Lợi đã cho treo cái trống thật to ở trên núi (có sách còn chép ngay từ thời Lý, thái úy Lý Thường Kiệt đã cho dựng trống ở nơi đây), dùng tiếng trống ấy truyền tin về sự an nguy của vùng biên ải.
Mỗi khi có nguy, tiếng trống lại dồn dập vang xa hàng mấy dặm, thức tỉnh lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền từng tấc đất tấc sông. Tiếng trống của cha ông khi xưa cũng như lá cờ đỏ sao vàng ngày nay là một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền đất nước.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng như ngày nay cũng trải qua nhiều mốc quan trọng. Những câu chuyện về lịch sử cột cờ cũng nhuốm màu sắc huyền sử thiêng liêng.
Theo đó, cột cờ bắt đầu được xây dựng từ thời Lý, làm từ cây sa mộc cao trên 10 mét. Đến thời Pháp thuộc năm 1887, cột cờ được xây lại, rồi trải qua nhiều lần trùng tu với độ cao và kích thước khác nhau.
Năm 1978, phó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn lúc bấy giờ thấy lá cờ cắm lúc trước chưa đủ rộng để mọi người dân ở chân núi có thể nhìn thấy, đã nảy ra ý tưởng xây cột cờ cao hơn, may lá cờ rộng hơn.
Đến ngày 12/8/1978, lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 (chiều dài 9m, chiều rộng 6m) tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền tổ quốc đã chính thức tung bay trên đỉnh cột cờ Lũng Cú.
Từ năm 2002 đến những năm về sau, cột cờ được trùng tu nhiều lần, ngày càng mở rộng về quy mô, kích thước.
Cột cờ ngày nay chính thức được xây dựng với tổng chiều cao 33.15 mét, trong đó chân cột cao 20.25 mét, cán cờ cao 12.9 mét, đường kính ngoài chân cột rộng 3.8 mét.
Cột cờ được thiết kế hình bát giác tương tự cột cờ Hà Nội, 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kì lịch sử khác nhau của đất nước. Đặc biệt ngay lưng chừng núi, các nhà khoa học đã phát hiện một loại bọ ba thùy hóa thạch trong đá vôi, có niên đại khoảng 500 triệu năm.
Dưới chân cột cờ Lũng Cú, là đồn biên phòng Lũng Cú, nơi đây có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú và hầu như cứ 10 đến 15 ngày lá cờ lại được thay mới. Những lá cờ này được giữ lại làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây, được mang theo về như một kỉ vật của Tổ quốc, một món quà mang ý nghĩa thiêng liêng đối với bất cứ người con đất Việt nào.
Đoàn du khách từ khắp mọi miền đến đây và đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay nơi địa đầu Tổ quốc. Chắc chắn, chúng ta đều sẽ có những cảm xúc thiêng liêng khó tả. Vang vọng đâu đó là tiếng trống từ ngàn đời xưa, đất nước hiện lên qua những trang sử hào hùng.
Đây sẽ là một trải nghiệm đặc biệt, đi để khám phá, để hiểu được tiếng nói của cha ông, của những thế hệ đi trước đã bảo vệ và gìn giữ sông núi ngày nay. Đồng thời ngắm toàn cảnh đời sống, ruộng nương, bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số giản dị, mộc mạc mà sao thấy đẹp đến nao lòng.
Xuôi bản Cao bằng:
Hành trình từ Hà giang xuống đến Cao Bằng và Bắc Cạn với những vòng cua vạt áo đẹp đến bỡ ngỡ, ban không thể tin được rằng mới 15 phút trước bạn còn ở con đèo song song mà mình đang nhìn sang bên kia thung lũng, những vòng đèo cứ nối tiếp như chôn ốc tạo một cảm giác như trong những thước phim hành động, khu này nếu bạn đi ô tô thì hơi tiếc, vì nếu ngồi xe máy bạn có thể dừng bất kì khi nào để nháy vài tấm ảnh cho riêng mình.
Mỏ Thiếc Tĩnh Túc:
Đến đây nếu bạn đi từ Cao bằng ngược theo QL34, băng qua những con đường đèo dốc ngoằn ngoèo, với nhiều khúc cua tay áo đầy hiểm trở chừng 45 ki lô mét là đến trung tâm thị trấn Tĩnh Túc - cửa ngõ của vùng mỏ quý Cao Bằng, thiếc Tĩnh Túc.
Nằm ở độ cao 1.931m so với mực nước biển, nhìn từ trên đỉnh núi xuống, mỏ thiếc Tĩnh Túc trông chẳng khác gì một cái dạ dày của một con trăn khổng lồ vừa ăn no xong rồi cuộn mình nằm nghỉ dưới chân những dãy núi đá cao chọc trời 4 mùa mây phủ.
Buổi trưa tại thị trấn tĩnh túc.
Hơn 60 năm về trước, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân Pháp rút chạy khỏi nước ta, cùng với cả nước, quân và dân Cao Bằng cùng nhau bắt tay vào việc khôi phục, xây dựng phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh của địa phương. Với nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, cùng các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ), tháng 10 năm 1955, Mỏ thiếc Tĩnh Túc được thành lập và tiến hành tổ chức, xây dựng đội ngũ công nhân, cải tạo lại các cơ sở, hầm mỏ sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Mỏ thiếc Tĩnh Túc chính là “đứa con đầu lòng” và đặt nền móng cho ngành khai khoáng kim loại màu Việt Nam. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, góp phần thắt chặt tinh thần hữu nghị Việt - Xô.
Cung đường Bắc Cạn, bạn có thể nghỉ tại thị trần Bắc Cạn, sáng sớm có thể dậy sớm đi chợ phiên tại đây nhé.
Bạt ngàn rừng tre Cao Bằng.
Thác Bản Giốc:
Sáng thức dậy tai Bắc Cạn, Bạn nên chuẩn bị sớm hành trình của mình để khám phá Bản Giốc nhé., nhớ check điều kiện thời tiết trước khi xuất phát.
Nếu thời gian còn kịp bạn có thể thăm quan thêm Suối Le Nin
Thái Nguyên Thẳng tiến
Đến Thái nguyên bạn có thể ghé thăm những điểm du lịch hấp dẫn như:
- Hồ Núi Cốc : Hồ thiên nhiên có diện tích lớn với vẻ đẹp hoang sơ cùng khí hậu mát mẻ khiến hồ Núi Cốc trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu của Thái Nguyên
- Bảo tàng dân tộc Việt Nam: Với những mô hình trưng bày những nét đẹp đặc trưng của 54 dân tộc an hem, khi tới với bảo tàng dân tộc học Việt Nam bạn sẽ thu về rất nhiều những kiến thức và cảm nhận quý báu.
- ATK Định Hóa : đây từng là nơi làm việc của Bác Hồ kính yêu.
- Suối Mỏ Gà
- Thác Khuôn Tác
- Thác Nặm Rứt
Ngoài ra Hang Rơi cũng là điểm có thể tranh thủ thăm quan bạn nhé. Nếu đến đây vào buổi trưa thì thật tuyệt không khí rất mát mẻ, đường đi vào hang rơi thì hơi khó nhé, bạn sẽ phải cuốc bộ tầm 2 km dù đường bằng nhưng ô tô không thể vào tận nơi được.
Chào mừng trở lại Hà Nội. Du lịch Kỳ Quan Việt chúc các Bạn có một hành trình vui vẻ, an toàn, bổ ích !
Đăng kỳ combo tour du lịch hè hấp dẫn TẠI ĐÂY.
-
TNguyễn Văn TâmHà Giang mùa hè có đi được không ạ ?Trả lời 68 tháng trước thích (1)