Tư vấn ngay
Giờ làm việc
Mở cửa - 9:00 sáng
Giờ đóng cửa - 18:00 tối
(Hoạt động kể cả chủ nhật, lễ, tết)

Ý nghĩa tên đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội.

Đường Nguyễn Văn Cừ Hà Nội tại quận Long Biên, Hà Nội là đường lớn kéo dài từ cầu Chương Dương đến Ngã Ba Cầu Chui Gia Lâm, Đường Nguyễn Văn Cừ từ năm 1988 được đặt tên theo tên của Liệt Sĩ Nguyễn Văn Cừ, hi sinh thời kỳ chống Pháp.

Ý nghĩa tên đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội.

Đường Nguyễn Văn Cừ là con đường dài gần 3 km chạy từ số 1 Nguyễn Văn Cừ cuối cầu Chương dương bên mạn Long Biên, Gia Lâm đến BMV Gia lâm tại đây có bùng binh để đi các ngả:

  • Về phía Đông: Đường Nguyễn Văn Cừ chuyển làn sang đườngNguyễn Văn Linh rồi chạy tới đường 5 A hay còn gọi là quốc lộ 5A (Ngoài ra còn Quốc Lộ 5B) đi Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hạ Long, Cát Bà..... Xem đặt tour du thuyền 5 sao Hạ Long chỉ từ 2 triệu tại đây.
  • Qua gầm cầu vượt Đường 5 sẽ là đường Ngô Gia Tự và khu vực  Đức Gian có nhà máy sà phòng, hóa chất Đức Giang, Bệnh Viện Đức Giang, cầu Đông Trù đi Sân bay Nội Bài.
  • Nếu rẽ trái về phía Bắc là sẽ tới gầm cầu Đông Trù về lại Ngọc Thụy, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương.

Ý nghĩa tên đường Nguyễn Văn Cừ: Đường Nguyễn Văn Cừ thuộc địa phận Long Biên, Hà Nội giống với đường Nguyễn Sơn, được đặt tên theo nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam:  Tên đường đặt năm 1988.

Ông Nguyễn Văn Cừ  ( sinh 1912-mất năm 1941) quê làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Con một nhà nho nghèo tại vùng kinh bắc nơi có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng dưới thời nhà Lý. Tham gia cách mạng từ trẻ. Năm 1928 đi vô sản hóa ở mỏ Vàng Danh. Năm 1929 gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1930 làm Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai - Uông Bí. Năm 1932 bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1936 trở về được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1938-1939 làm Tổng Bí thư Đảng, hoạt động ở Sài Gòn, bị trục xuất, ra Hà Nội chỉ đạo Mặt trận Thống nhất sân chủ Đông Dương. Tác giả cuốn “Tự chỉ trích” bút danh Trí Cường, đấu tranh phê bình trong nội bộ Đảng. Năm 1940 ông bị Pháp bắt ở Sài Gòn, bị kết án tử hình và xử tử tại Bà Điểm - Hóc Môn ngày 28/8/1941.  Đường Nguyến Văn Cừ lấy tên theo tên của người Anh Hùng Kinh Bắc từ 1988 đến nay. Xem thêm tài liệ về Nguyễn Văn Cừ tại đây.

Nguyen Van Cu

Dọc đường Nguyễn Văn Cừ có rất nhiều những cửa hàng, công ty, tập đoàn lớn với những tòa nhà sừng sững được xây dựng từ hàng thập kỷ trước: Tòa Nhà MB, Tòa nhà BIDV, Tòa Nhà Plaschem, Tòa nhà Vietcombank, Tòa nhà Nem Fashion Nguyễn Văn Cừ, Siêu thị Điện Máy Xanh ....

Sieu thi dien may xanh duong Nguyen Van Cu  

Những khách sạn gần đường Nguyễn Văn Cừ: Khách sạn Phương Trang (Xem, đặt phòng khách sạn Phương Trang giá rẻ chỉ từ 110.000 đ), Khách sạn thế kỷ mới ... Những cửa hàng vật liệu xây dựng và cửa hàng thời trang nối đuôi nhau trên đường Nguyễn Văn Cừ đều là những thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới, 

Trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng có một số công ty du lịch uy tín như Công Ty du lịch Kỳ Quan Việt, Công Ty du lịch Viet Travel ... Ngoài ra phòng vé du lịch Kỳ Quan Việt cũng nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ có thể đặt vé máy bay giá rẻ tại đây (Zalo 0945535157). Đường Nguyễn Văn Cừ là một trong những đường lớn cửa ngõ phía đông của Hà Nội từ lâu đời. Các tuyến xe vào nội thành thường sẽ đi qua đường Nguyễn Văn Cừ để đến bến xe Gia Lâm trước khi đi xe trung chuyển vào các quận khác và các tỉnh miền núi khác.

 

Bình luận
Gửi ảnh Gửi
Chưa có bình luận
Mới nhất Quan tâm nhất
0 30 1
facebook youtube twitter Linkedin Email